Tuyển hầu quốc Thảo_luận_Thành_viên:Windrain

Tôi thấy thuật ngữ "Tuyển hầu quốc" không ổn lắm, vì trên thực tế nó giống như một vùng bầu cử, hơn là lãnh địa cai trị. Tương tự với "Tuyển đế hầu", giống như là một địa vị tôn quý hơn là một tước vị cai trị. Ngoài ra, 2 thuật ngữ này liên quan đến nhau, đều có phạm vi mơ hồ. Một Kurfürstentum có phạm vị mơ hồ, mà trong đó lãnh địa cai trị chính của vị Tuyển hầu có ảnh hưởng lớn nhất, nhưng nó cũng đồng thời bao gồm các lãnh địa nhỏ khác, không nằm dưới sự cai trị của Tuyển hầu. Sự mơ hồ này cũng xuất hiện ở địa vị Tuyển hầu, vốn có thể có nhiều tước vị Công tước, Bá tước...Tôi cho rằng chỉ cần một bài chính bao gồm nội dung của cả hai khái niệm. Và tên bài chính nên là "Tuyển hầu xứ X" thay vì "Tuyển hầu quốc X" như hiện nay. Nó thể hiện rõ Kurfürstentum chỉ là một "xứ" mơ hồ, không phải là một quốc gia có chính quyền cai trị thống nhất. Tôi viết có phần hơi vội, nên không kịp xếp ý, có thể hơi tối nghĩa. Rất hy vọng được trao đổi với bạn để làm rõ hơn. Thái Nhi (thảo luận) 11:48, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)

Cảm ơn bạn, nói thật thì... lúc đầu tôi chỉ viết bài nương theo thuật ngữ hiện có trên wikipedia tiếng Việt và đối chiếu wikipedia tiếng Anh để tạo bài tiếp, nhiều khi thấy khó chịu về những thuật ngữ có trước đó trên wikipedia tiếng Việt, tôi muốn đổi... nhưng lại thôi, vì tính của tôi không thích tạo ra tranh cải hay bút chiến gì đó... VD: thuật ngữ "Tuyển đế hầu", đã có từ lâu và sau này tôi mới viết mở rộng, chiếu theo đó tạo bài tiếp dưới hình thức song song, nếu đã lấy tuyển đế hầu để chỉ chức danh của một người thì thuật ngữ tương đương là Tuyển hầu quốc để chỉ lãnh thổ của người sở hữu chức danh đó, bên tiếng Anh họ cũng làm tương tự... Đương nhiên có sự chồng chéo thuật ngữ ở đây, VD: phần lớn bên tiếng Anh họ gọi luôn lãnh thổ của những tuyển đế hầu là tuyển hầu quốc, dù bản chất nó là một Bá quốc, Công quốc hay Phiên hầu quốc... trừ trường hợp bài về Phiên bá quốc Brandenburg là không dùng thuật ngữ tuyển hầu quốc... – Windrain (thảo luận) 12:00, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)Thực ra tính cách tôi cũng tương đồng với bạn, đều không thích tranh cãi hay bút chiến. Chúng ta đều có thói quen tập trung vào một nhóm bài liên kết với nhau và nhận ra rằng ở trên quy mô một đề tài lớn, cần có những quy tắc để hệ thống hóa chúng. Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn trao đổi với bạn trên phạm vi phát triển bài sao cho phù hợp nhất, trên tinh thần học hỏi và hợp tác.
  • Nguyên tên bài ban đầu do bạn DanGong khởi tạo là Kurfürst. Thuật ngữ "Tuyển đế hầu" hay "Tuyển hầu" thực ra là phiên âm từ zh.wiki. Tôi hay dùng "Tuyển hầu" vì nó ngắn hơn mà thôi. "Tuyển hầu quốc" cũng có nguồn gốc từ tiếng Trung là như thế. Trên thực tế, rất nhiều thuật ngữ không phổ biến, chúng ta sẽ dịch vay mượn từ các ngôn ngữ ngoài hoặc đặt mới. Chúng ta không nhất định phải dùng thuật ngữ cũ, nhất là khi thuật ngữ cũng bắt đầu bất cập.
  • Tuy nhiên, chữ "quốc" trong tiếng Trung vốn chỉ đơn giản là một lãnh thổ có vị quân vương cai trị (chiết tự giản thể). Một VD lịch sử là mãi đến đầu thế kỷ 20, người Trung Hoa mới gọi nước họ là "Quốc" ngang hàng với các nước khác. Trước đó, họ tự xem nước mình là Thiên hạ, chỉ có các nước nhỏ mới gọi là "quốc", kể cả Anh quốc, Pháp quốc, Mỹ quốc, An Nam quốc, Triều Tiên quốc... Trong tiếng Việt, chữ "quốc" mang ý nghĩa là một nhà nước hẳn hòi, có một chính quyền thống nhất, một bộ máy thống nhất.
  • "Tuyển hầu quốc" trong tiếng Trung vì vậy cũng mang ý nghĩa ...hời hợt. Nhưng trong tiếng Việt nó lại...sai sai, khi mà một quốc gia lại gồm các quốc gia lớn nhỏ khác nhau liên kết lỏng lẻo, một quốc gia không có bộ máy cai trị chung, lại có những lãnh chúa riêng, luật pháp riêng và cái vị Tuyển hầu cũng không thực sự có quyền cai trị cả "Tuyển hầu quốc". Ông ta chỉ đơn giản mang danh nghĩa là đại diện cho cả "quốc" để bầu lên vị hoàng đế chung cho cả đế quốc mà thôi.
  • Như bạn nêu ở trên, việc sử dụng thuật ngữ Tuyển hầu quốc ...sai sai, là vì nó chỉ hàm ý danh nghĩa truyền thống chứ không phải là một lãnh thổ cai trị thống nhất. VD như Tuyển hầu xứ Hessen (Kurfürstentum Hessen) là một xứ bao gồm vài lãnh địa nhỏ hơn như các bá quốc và công quốc Hessen-Kassel (mà Bá tước lãnh chúa cũng giữ luôn địa vị Tuyển hầu), Hessen-Kassel-Philippsthal, Hessen-Kassel-Philippsthal-Barchfeld, Hessen-Kassel-Eschwege, Hessen-Kassel-Rotenburg, Hessen-Kassel-Rotenburg-Wanfried, Hessen-Darmstadt và Hessen-Darmstadt-Homburg. Mỗi xứ nhỏ này đều độc lập với nhau, do các lãnh chúa khác nhau cai trị theo chính quyền và pháp luật khác nhau. Bá tước Hessen-Kassel chỉ là người được giữ địa vị Tuyển hầu theo truyền thống đại diện cho cả xứ Hessen để bầu hoàng đế mà thôi, và ông ta không có quyền lực trực trị với các lãnh địa khác trong xứ Hessen.
  • Vì vậy tôi đề nghị sử dụng thuật ngữ "Tuyển hầu xứ" vì các lý do:
  1. Chữ "Xứ" xác định phạm vi chung chung theo đúng theo cầu hơn chữ "Quốc" vốn mang tính chặt chẽ. Thay cho "nước Tuyển hầu" (Tuyển hầu quốc) thì là "xứ Tuyển hầu" (Tuyển hầu xứ).
  2. "Tuyển hầu xứ" có thể dùng đa năng hơn, vừa để chỉ lãnh thổ tuyển hầu (địa danh) vừa chỉ chính vị quý tộc Tuyển hầu (nhân danh). Thay vì như hiện tại, chúng ta phải dùng 2 thuật ngữ "Tuyển hầu quốc" cho Kurfürstentum và "Tuyển đế hầu" cho Kurfürst. Như thuật ngữ "Tuyển hầu xứ Bayern" có thể dùng cho cả Kurfürstentum Bayern và Kurfürst von Bayern. Trên thực tế, các bài về Kurfürst thường được nhập chung vào bài danh sách các lãnh chúa của xứ chứ gần như không tách thành bài riêng.
Trên đây là những trình bày của tôi. Rất mong bạn đóng góp thêm ý kiến. Thái Nhi (thảo luận) 13:52, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)Cảm ơn bạn đã nêu quan điểm rất cặn kẽ, tôi ủng hộ việc dùng thuật ngữ Tuyển hầuTuyển hầu xứ. – Windrain (thảo luận) 14:16, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)Rất vui khi bạn phản hồi! Nhân đây, rất mong bạn tham gia cùng tôi trong Wikipedia:Dự án/Châu Âu thời Trung cổ. Tại đây chúng ta có thể cùng trao đổi để hoàn thiện các bài viết về hệ thống quý tộc châu Âu, vốn rối rắm và phức tạp. Là thành viên có nhiều bài dịch trong chủ để này, những ý kiến của bạn là hết sức có giá trị tham vấn. Hiện tại, tôi đang dùng thuận ngữ "Thiếu chủ" và "Nữ thiếu chủ" để dịch các thuật ngữ jonkheer và jonkvrouw của Hoàng gia Hà Lan. Rất mong bạn góp ý thêm. Thái Nhi (thảo luận) 03:36, ngày 29 tháng 3 năm 2022 (UTC)Oke bạn, mình sẽ tham gia nhóm này... – Windrain (thảo luận) 05:36, ngày 29 tháng 3 năm 2022 (UTC)Hi bạn, tôi đang sửa đổi phần lớn bài Thái ấp, trước đó viết chỉ có 1 dòng sơ sài và có tựa đề là Lãnh địa. Tôi dịch từ bài tiếng Anh qua và thêm phần ngôn ngữ tiếng Việt vô danh sách các ngôn ngữ có bài này thì không được, thấy tên bạn hiện lên... bạn có thể giải đáp hay khắc phục giúp mình vấn đề này không? – Windrain (thảo luận) 22:19, ngày 7 tháng 4 năm 2022 (UTC)